Hệ thống thẻ/ vé metro
Ngày đăng 18/07/2017 | 4:02 PM  | View count: 1366

Hệ thống AFC (Automated Fare Collection) là hệ thống của các phương tiện giao thông công cộng, để việc mua và sử dụng thẻ vé tự động hóa, không cần đến sự hỗ trợ của con người

1. Một hệ thống AFC thường gồm các thành phần:
- Máy bán thẻ / vé
- Thiết bị đọc thẻ / vé
- Máy tính ở khu đề pô
- Phần mềm quản trị
- Hệ thống quản lý trung tâm

Trong đó hai thành phần hành khách thao tác là máy bán thẻ / vé và thiết bị đọc thẻ / vé.

Máy bán thẻ vé 

Thiết bị đọc thẻ / vé

2. Các loại vé metro

Các loại vé dùng cho metro phổ biến trên thế giới là:
- Vé một lượt (single ticket): là vé được sử dụng 1 lần duy nhất với một mức phí nhất định trong khoảng cách số ga nhất định.
- Vé nhiều lượt (multi-journey ticket): bạn có thể sử dụng bao nhiêu lần tùy thích, nhưng giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định.
- Vé không giới hạn lượt (multi-day ticket): bạn có thể đi lại không giới hạn trong khoảng thời gian nhất định. Các loại phổ biến là vé 1 ngày / 3 ngày / tháng / quý / năm.
- Vé theo nhóm (group ticket): áp dụng cho một số lượng hành khách nhất định.
- Vé ưu đãi (concessionary ticket): áp dụng cho các đối tượng được ưu tiên như người khuyết tật, người cao tuổi, sinh viên.

Vé metro

3. Các loại thẻ metro phổ biến

Hai loại thẻ metro phổ biến trên thế giới là thẻ thông minh (smart card) và token.

Token có hình dạng giống như chiếc khuy áo, bằng nhựa hoặc có dạng đồng xu, điển hình là ở Moscow (Nga) hay Washington (Mỹ). Token thường dùng cho vé 1 lượt hoặc vé đi trong ngày.

Ưu điểm của token là nhỏ, gọn và có thể dùng lại nhiều lần. Khi sử dụng xong, bạn sẽ trả lại token qua thiết bị đọc thẻ / vé.

Token bằng xu ở Moscow (Nga) và Token nhựa ở New Delhi (Ấn Độ)

Token bằng xu ở Washington (Mỹ)

Thẻ thông minh (viết tắt là thẻ IC) có lưu trữ thông tin về giá vé bạn đã mua, điểm đi và điểm đến, số lượng tiền còn lại trong thẻ của bạn. Thâm chí bạn còn có thể tự nạp tiền vào thẻ ví dụ như Oyster Card của London (Anh), Octopus Card của Hong Kong (Trung Quốc).

Thẻ IC có thể dùng theo lượt hoặc trong ngày, khi dùng xong bạn sẽ vứt đi luôn. Ưu điểm của thẻ IC là có thể lưu trữ được trong bộ nhớ thẻ những điểm đã đi qua nên có thể tính giá vé theo chặng (km), còn thẻ token (đi theo lượt) chỉ sử dụng khi giá vé đồng hạng cho toàn tuyến mà thôi.

Thẻ Oyster Card ở London

Thẻ Octopus Card ở Hong Kong

4. Một số ví dụ về hệ thống thẻ trên thế giới

 

Hệ thống thẻ Bangkok

Các hình thức: thẻ thông minh (smart card), thẻ ngân hàng, thẻ tích hợp SIM điện thoại

Là một chương trình mua bản quyền rất thành công
Số lượng thẻ thông minh ban đầu: 1,6 triệu

 

Hệ thống London metro: Thẻ Oyster

Ứng dụng vào hệ thống vé ở London metro và xe buýt

Số lượng thẻ phát hành: 46 triệu
Số lượng nhà ga, bến đỗ: 20,000
Đơn vị vận hành: Transport for London
Đơn vị sản xuất thẻ: ASK, Gemalto
Đơn vị tích hợp hệ thống: Cubic TS
Thời gian phát hành: Bắt đầu từ năm 2009, phát hành vào năm 2010

 

Hệ thống Manila metro: Thẻ beep

Áp dụng cho: hệ thống vé của Manila metro, cùng triển khai với các nhà cung cấp thẻ khác
Số lượng thẻ: trên 1 triệu
Đơn vị vận hành: AFPI (Công ty Vận tải hàng không Philippines)
Đơn vị tích hợp hệ thống: MSI
Thời gian: Vận hành Quý I – 2016

 

Hệ thống Moscow metro: Thẻ xã hội và vé giấy thông minh

Ứng dụng vào thẻ xã hội (sử dụng cho phương tiện công cộng như metro, tàu, xe buýt) và thẻ thông minh cho hệ thống metro trong thành phố
Số lượng thẻ phát hành: 8 triệu
Số lượng vé phát hành: 300 triệu
Số lượng nhà ga, bến đỗ: Khoảng 7,000
Đơn vị vận hành: Moscow Metro và Moscow Railways (Đường sắt Moscow)
Đơn vị sản xuất thẻ: Rosan, Mikron
Đơn vị tích hợp hệ thống: Smart Technologies
Thời gian bắt đầu (thẻ xã hội): 1997
Thời gian bắt đầu (thẻ giấy): 2007


ST