GIỚI THIỆU DỰ ÁN TUYẾN 2
Ngày đăng 18/09/2014 | 8:41 AM  | View count: 1083

UBND TP Hà Nội đã giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) làm chủ dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (Đoạn Nam Thăng Long –Trần Hưng Đạo (Tuyến 2) (I).

UBND TP Hà Nội đã giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) làm chủ dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (Đoạn Nam Thăng Long –Trần Hưng Đạo (Tuyến 2) (I).
   Báo cáo Nghiên cứu Khả thi của Dự án đã được UBND thành phố thông qua tại Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2008.

   Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký kết hiệp định vay vốn (VNXVI-1)ngày 31/3/2009 để thực hiện Dự án. Tư vấn chung của Dự án đã bắt đầu triển khai các hoạt động thiết kế và xây dựng của Dự án từ tháng 4 năm 2011.

Phạm vi của dự án  

Tuyến ĐSĐT số 2 của Hà Nội là tuyến đường sắt đô thị kết nối khu đô thị mới với khu vực đô thị trung tâm thành phố. Hướng tuyến:Giai đoạn 1 của Tuyến 2 (tổng chiều dài 11,5 km) đi qua các quận/huyện Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Ba Đình và Hoàn Kiếm. Điểm đầu tại Nam Thăng Long -khu đô thị mới CIPUTRA, tuyến đi dọc đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài –đường Hoàng Quốc Việt –Hoàng Hoa Thám –Thụy Khê –Phan Đình Phùng –Hàng Giấy –Hàng Đường –Hàng Ngang –Hàng Đào –Đinh Tiên Hoàng –Hàng Bài và kết thúc tại nút giao trên phố Trần Hưng Đạo.

  • Hệ thống nhà ga: 3 ga trên cao (C1-C3 và cầu cạn, dài 2,6km), 7 ga ngầm (C4-C10 và hầm ngầm,dài 8,9km);
  • Khổ đường lồng: 1.435 mm;
  • Loại toa xe: Theo kế hoạch, trong giai đoạn bắt đầu khai thác năm 2018 tàu sẽcó 4 toa xe sau đó sẽ tăng lên 6 toa xe.;
  • Đề-pô:  đặt tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm;
  • Năm khai thác: 2018 (dự kiến).

Quy hoạch mở rộng: Tuyến 2 sẽ kéo dài tới sân bay Nội Bài và khu vực đô thị Đông Anh ở phía bắc thành phố và kéo dài tới Hà Đông ở phía Đông Nam. Ngoài ra, dự kiến các ga Tuyến 2 sẽ được kết nối với ga Tuyến 5 ở Quần Ngựa (C5), Tuyến 1 tại Hàng Đậu (C8) và Tuyến 3 ở Trần Hưng Đạo (C10). Mạng lưới tuyến xe buýt và bến xe buýt cũng sẽ được cải tạo.

Các tác động dự kiến

Về con người và xã hội

  • Đảm bảo dịch vụvận tải đúng giờ
  • Đảm bảo giao thông thông suốt
  • Tăng tính cơ động, khảnăng tiếp cậntrong sinh hoạt hàng ngày

Về an toàn và an ninh:

  • Thiết kếcác công trình ga theo mô hình phi rào cản
  • Bốtrí thiết bịan ninh, an toàn phía trong ga 
  • Tạo điều kiện trung chuyển với các phương thức giao thông khác

Về môi trường và văn hóa

  • Bảo tồn không gian xanh, di tích văn hóa và lịch sử
  • Tạo sựhài hòa với cảnh quan địa phương
  • Xây dựng xã hội hiện đại